Tracking Scroll Depth với Google Tag Manager

Giới thiệu về Scroll Depth Tracking

Scroll depth là một trong những tracking bạn nên cài đặt để đo chỉ số cuộn trang của user khi vào trang web của bạn đặc biệt đối với những website có độ dài trang lớn và đa dạng nội dung.Việc do lường chỉ số scroll page cũng giúp bạn biết được khách hàng đang “tiêu hoá” nội dung của bạn như thế nào ngoài ra giúp bạn phát hiện mối tương quan với bounce rate để cải thiện tỉ lệ thoát trang.

Hướng dẫn cài đặt Scroll Depth Tracking với Google Tag Manager

Một tin vui là hiện nay Google đã cho biết đã tích hợp trigger “Scroll Depth Trigger” sẵn trong Google Tag Managernên sẽ rất thuận tiện và đơn giản để bạn thực hiện set up tracking này với vài thao tác đơn giản như bên dưới

1. Tạo trigger

Từ màn hình chính của GTM bạn truy cập vào mục trigger -> chọn New -> Scroll Depth Trigger

Khi tạo xong thì bạn sẽ thấy các thông số yêu cầu tuỳ chỉnh bên dưới

  • Vertical Scroll Depth: cuộn trang theo chiều dọc
  • Percentages: tỉ lệ % bạn muốn đo khi cuộn trang, như ví dụ ở trên là 25, 50, 75 và 100%
  • Pixel: chọn option này nếu bạn muốn đo theo pixel của trang thay vì tỉ lệ %
  • Horizontal Scroll Depth: đo cuộn trang theo chiều trang

Tiếp đến là bạn sẽ chọn option để trigger fire bao gồm

  • All pages: tất cả các trang
  • Some pages: một vài trang theo chuyên mục, nội dung, content… theo định nghĩa của bạn

2. Kích hoạt trigger 

Theo như ảnh bên dưới bạn có thể thấy được data layer object được push sau khi scoll depth đạt ngưỡng bạn set (ở hình minh hoạ la 75%)

Dưới đây là các biến Lớp dữ liệu có liên quan được tạo:

  • sự kiện: ‘gtm.scrollDepth‘ – đây là tên của sự kiện được tự động đẩy vào dataLayer. Sự kiện này lần lượt, kích hoạt Scroll Depth trigger.
  • gtm.scrollThreshold: 75 – đây là giá trị của ngưỡng được cuộn trang. Ví dụ: khi bạn cuộn đến 75% của trang, thì sẽ thấy giá trị 75 ở đây.
  • gtm.scrollUnits: ‘percent’ – điều này sẽ hiển thị ‘percent’ hoặc ‘pixel’, tùy thuộc vào đơn vị bạn đã chọn khi set up trigger ở trên
  • gtm.scrollDirection: ‘vertical’ – điều này sẽ hiển thị ‘dọc’ hoặc ‘ngang’, tùy thuộc vào loại hành động di chuyển chuột theo chiều dọc trang hay chiều ngang mà bạn đã tuỳ chọn.

Lưu ý là bạn không cần tạo các biến gtm.scrollThresholdgtm.scrollUnits, or gtm.scrollDirection vì nó đã được build sẵn trong Google Tag Manager.Để trigger hoạt động bạn cần vào Variables và chọn tuỳ chỉnh các biến như hình bên dưới

Bước 3: Tạo tag scroll depth

Bước cuối cùng là tạo tag với Google Analytics để theo dõi chỉ sổ scroll depth trên website của bạn. Với các bước ở trên thì việc set up còn lại là vô cùng đơn giản.

Sau khi save đừng quên bật chế độ “preview” để xem trigger của bạn có hoạt động không nhé.

Tóm lại về Scroll Depth Tracking

Đây là một loại tracking mà bạn nên sử dụng cho website của mình vì những lợi ích mình đã nói ở đầu bài, trigger này hoạt động một cách trơn tru và được Google cài sẵn trong GTM nên bạn không cần phải chỉnh sửa gì phức tạp.

Có một điều về trigger này là đối với các user khi bạn chuyển từ trang này qua trang kia của cùng một site thì trigger scroll depth tracking vẫn sẽ hoạt động ở trang trước đó. Điều này có nghĩa để đo lường một cách chính xác trong trương hợp này thì bạn cần cài đặt một plugin hay tuỳ chỉnh code gì đó để trigger tự reset khi chuyển trang trong cùng một site.

Leave a Comment