Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager hoạt động như thế nào?
Lợi ích của Google Tag Manager
Như đã nói ở phần định nghĩa, chức năng chính của Google Tag Manager là cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website nên sẽ giúp
- Theo dõi hành vi khách hàng (traffic, session, page view, view content…)
- Đo lường các event sự kiện, chuyển đổi website
- Tiết kiệm thời gian đáng kể
- Không làm ảnh hưởng đến tốc độ tải website (SEOer rất quan tâm đến cái này)
Các thành phần chính của Google Tag Manager
Thành phần chính của Google Tag Manager bao gôm Tag (thẻ), trigger và variables. Mình sẽ tìm hiểu định nghĩa từng cái.
1.Định nghĩa tag (thẻ):
Tag (thẻ) là một đoạn code nhằm mục đích thu thập dữ liệu. Dữ liệu này ngay tức thì sau đó sẽ được xử lý bởi các công cụ khác tùy vào mục đích marketing khác nhau như Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,…
2.Định nghĩa variables (biến)
Được gọi là biến, thành phần lưu trữ information để được sử dụng cho triggers hoặc tag. Biến trong GTM được chia làm 2 loại là biến được xây dựng sẵn (built-in variables) và biến theo định nghĩa người dùng (user-defined variables).
- Built-in variables: là các biến được xây dựng sẵn trong Google Tag Manager như : Event, Page Hostname, Page Path, Page URL, Referrer,…
- User-defined variables: là các biến do người dùng định nghĩa để thu thập thông tin như: ecomm_pagetype, ecomm_prodid, ecomm_totalvalue,…
Biến có thể định nghĩa như tham số chứa thông tin về sản phẩm như id_product, price_product, product_brand…trong thương mại điện tử . Những thông tin này sau đó sẽ được push qua dataLayer để sử dụng cho mục đích Dynamic remarketing sau này.
3.Triggers trong Google Tag Manager
Trigger có thể được gọi nôm na là một thành phần để kích hoạt thẻ. Nói cách khách nó là điều kiện để kích hoạt thẻ (fire tag)
Các hành động trigger chính được hỗ trợ trong GTM
- Page View: DOM Ready, Page View, và Window Loaded
- Click: All Elements, Just Links
- User Engagement: Element Visibility, Form Submission, Scroll Depth, và YouTube Video
Data layer:
Tag manager sẽ build một lớp dữ liệu để tạm thời ghi nhận các giá trị để các giá trị có thể được sử dụng cho tag, triggers, variables

Trên đây là các kiến thức tổng thể về GTM mà mình nghĩ bất cứ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào về marketing cũng nên biết vì những lợi ích to lớn của nó.
Ở những bài sau mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt cho các trường hợp phổ biến với Google Tag Manager như contact form, cuộc gọi, đơn hàng…
Cần hỗ trợ các bạn để lại câu hỏi bên dưới nhé.